1. Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (1) Về quan điểm: Nghị quyết đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nông dân là chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. (2) Về mục tiêu: nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững hiệu quả, sản xuất hàng hoá quy mô lớn; nông thôn phát triển toàn diện, đồng bộ, hiện đại. Phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3%/năm; năng suất lao động tăng 5,5-6%/năm; tăng trưởng đạt trên 10%/năm; số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%; thu nhập bình quân của người nông dân tăng gấp 2,5-3 lần so với năm 2020. Đến năm 2045, nông dân văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao; nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn; nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh-sạch-đẹp, giàu bản sắc dân tộc. (3) Nghị quyết đưa ra 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: (a) nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. (b) Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. (c) Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. (d) Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa. (e) Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. (g) Tạo bước đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực nông nghiệp, nông thôn. (h) Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. (i) Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học-công nghệ. (k) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp ở nông thôn.
2. Một số hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên năm 2022.
Trong dịp này tỉnh tổ chức rất nhiều hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch: (1) Hội nghị truyền thông, giới thiệu, quảng bá về Lễ hội Thành Tuyên và các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội tại thành phố Hồ Chí Minh. (2) Tổ chức giải đua xe đạp tỉnh Tuyên Quang mở rộng “Hành trình về Tân Trào - Thủ đô Kháng chiến” năm 2022. (3) Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2022. (4) Đêm hội với chủ đề: “Lung linh sắc màu đêm hội Thành Tuyên”. (5) Liên hoan văn hoá các dân tộc tỉnh Tuyên Quang năm 2022. (6) Cuộc thi “Người đẹp Xứ Tuyên”. (7) Cuộc thi “Tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” và Cuộc thi “Ảnh đẹp du lịch Tuyên Quang năm 2022”. (8) Chương trình “Trưng bày, giới thiệu ẩm thực các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” và Lễ hội bia Hà Nội năm 2022. (9) Hội chợ Thương mại - Du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022. (10) Chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang. (11) Tổ chức giải Bóng bàn, Giải quần vợt các câu lạc bộ tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2022.
3. Thực hiện kế hoạch đột phá, đổi mới do Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Hội Nông dân tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội Nông dân trong tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch.
3.1. Tuyên truyền vận động hội viên, nông dân phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ thành phân vi sinh. Duy trì hoạt động mô hình tổ nhóm tự quản về môi trường ở khu dân cư; duy trì hoạt động mô hình tổ nhóm tự quản về môi trường ở khu dân cư; lắp đặt 596 hầm bể Bioga, xây dựng 1.474 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Thành lập 16 tổ hội, 04 chi hội nông dân nghề nghiệp. Nâng tổng số lên 234 chi, tổ hội nghề nghiệp với 3.046 thành viên.
3.2. Thực hiện Phong trào “Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa”, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và thay đổi tư duy trong việc phân loại, tái chế rác thải nhựa, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho hội viên nông dân các kiến thức, kỹ năng phân loại rác thải: rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa, rác thải rắn; phân loại rác thải đồng ruộng và chất thải trong chăn nuôi, cách lắp đặt và sử dụng thùng ủ, cách ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học... phổ biến kiến thức về sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường bền vững và cách sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả. Triển khai thực hiện Dự án “Tuyên truyền vận động nông dân ứng dụng công nghệ sinh học để tận thu và xử lý chất thải trong chăn nuôi” tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương; Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng bưởi da xanh theo hướng an toàn sinh học tại xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”. Tổ chức 01 hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường nông thôn và ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cho 100 hội viên nông dân tham gia.
Chỉ đạo Hội Nông dân thành phố Tuyên Quang triển khai mô hình Chi hội nông dân tự quản “Đồng ruộng sạch, sản xuất an toàn” tại tổ 5, phường Ỷ La. Mô hình triển khai thực hiện với nội dung “3 không” (Không vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật, rác thải ra mương máng, đồng ruộng. Không sử dụng chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp. Không sử dụng thuốc trừ cỏ); “3 có” (Có thu gom, phân loại, xử lý rác thải nhựa trên đồng ruộng. Có bể chứa bao bì thuốc Bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Có bể ủ rác thải nông nghiệp, rác thải hữu cơ thành phân bón tại nguồn. phối hợp triển khai và nhân rộng các mô hình thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng). Mô hình thu gom bao gói thuốc vệ thực vật tại, phường Ỷ La bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức trách nhiệm của hội viên, nông dân trong bảo vệ môi trường. Qua đó tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân trên địa bàn phường Ỷ La có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế việc bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ra môi trường xung quanh.
3.3. Bằng nhiều hình thức vận động, các cấp Hội đã tích cực huy động các nguồn lực xã hội, chung tay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, giúp họ yên tâm về chỗ ở để từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Hội Nông dân các cấp huy động hội viên nông dân làm mới cho 333 nhà, sửa chữa 105 nhà; lũy kế lên 808 nhà. Xây dựng Quỹ “Mái ấm nông dân” được 68 triệu đồng nâng tổng số tiền đã vận động lên 273,6 triệu đồng; ủng hộ vật liệu xây dựng với tổng số tiền 569,8 triệu đồng, giúp đỡ 4.862 ngày công lao động để làm mới và sửa chữa nhà ở cho hội viên nông dân, Chương trình góp phần hoàn thiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
4. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức Chương trình Nhà nông tài ba năm 2022, được phát sóng trên kênh TTV, định kỳ vào thứ 7 tuần 4 của tháng. Đến nay Chương trương trình đã phát sóng được 9 số, sau mỗi số phát sóng đề nghị cán bộ hội viên nông dân đón xem và chia sẻ để chương trình có sức lan toả trong cán bộ hội viên nông dân. Thông qua chương trình giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức, kiến thức trong sản xuất; góp phần đưa nhanh các cơ chế, chính sách đi vào cuộc sống; thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi giá trị, sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương; từng bước đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp hội viên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
5. Hội thi Nhà Nông đua tài được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức 5 năm 1 lần và được triển khai sâu rộng trong toàn hệ thống Hội từ cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc. Đây là diễn đàn, là sân chơi bổ ích cho cán bộ, hội viên, nông dân cả nước có cơ hội được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về sản xuất, kinh doanh, chính sách pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thành công Hội thi Nhà Nông đua tài tỉnh Tuyên Quang lần thứ V. Trải qua các vòng thi lần lượt từ tham gia thi khu vực I, mỗi đội trải qua 4 phần thi: Lời chào nông dân, Nghe nông dân nói, Kiến thức nhà nông và So tài nhà nông. Đội thi tỉnh Tuyên Quang đã thể hiện xuất sắc cả 4 phần thi về nội dung, nghệ thuật biểu diễn và cách thể hiện; giành số điểm cao nhất - giải nhất để tham gia vòng thi bán kết, chung kết toàn quốc, được tổ chức tại tỉnh An Giang. Tại vòng thi bán kết cũng với sự phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện, Đội thi tỉnh Tuyên Quang đã xuất sắc vượt qua 3 đội bảng II: Hà Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh (Hà tĩnh là đội đương kim vô địch toàn quốc lần thứ IV) để lọt vào vòng chung kết. Tại Hội thi đội Tuyên Quang đã giới thiệu, quảng bá được về tiềm năng, thế mạnh, định hướng phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn; các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc biệt là giới thiệu vẻ đẹp về mảnh đất và con người xứ Tuyên thông qua các phần thi với chủ đề xuyên suốt đó là Tri thức - Số hoá - Hội nhập - Phát triển và xuất sắc vượt qua 60 tỉnh thành phố trong cả nước, Đội thi Tuyên Quang đạt giải ba toàn quốc sau An Giang (giải nhất), Vĩnh Phúc (giải nhì).
6. Tuyên truyền về hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ hội viên nông dân
Chế phẩm vi sinh Sumitri xử lý rơm rạ thành phân bón ngay tại ruộng, giảm công lao động; giảm chi phí phân bón 20-30%; giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật từ 2-4 lần; tăng năng suất từ 10%-15%; nâng cao hiệu quả kinh tế từ 4-6 triệu/ha và giảm ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ...
Chương trình cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên, nông dân đang được Trung tâm Hỗ trợ nông dân triển khai. Sau khi nhận phân, người nông dân được trả chậm 6 tháng. Phân bón có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo và do tổ chức Hội tín chấp, ký kết trực tiếp với các doanh nghiệp, không qua khâu trung gian nên giá phân bón rất hợp lý, thấp hơn so với thị trường, được hội viên, nông dân trong tỉnh tích cực đăng ký tham gia.
Phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức 36 buổi tập huấn hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa cho 1.557 người; hỗ trợ hội viên nông dân đưa 44 sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, sản phẩm du lịch trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn hòa chung trong hệ thống sản phẩm nông sản của 63 tỉnh thành trong cả nước, tạo được 2.441 tài khoản mua, bán. Xây dựng và đưa vào hoạt động Website "Giới thiệu và kết nối tiêu thụ nông sản Tuyên Quang". Tổ chức tuyên truyền vận động hội viên, nông dân đăng ký tham gia “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các Doanh nghiệp xuất khẩu và các tổ chức xúc tiến thương mại”.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn, đăng ký mua chế phẩm sinh học, phân bón trả chậm liên hệ với đồng chí Lê Đình Chính, điện thoại 0979.323.099./.
Ban Biên tập