1. Tuyên truyền các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Luật Cư trú 2020; Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020; Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020; Luật Bảo vệ môi trường 2020; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân... Nội dung tuyên truyền tập trung vào phạm vi điều chỉnh, quyền, nghĩa vụ liên quan đến nông dân (các Luật đăng trên Trang thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh).
2. Tuyên truyền về kết quả Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020- 2025. Đại hội được tiến hành từ ngày 12-15/10/2020 với 345 đại biểu tham dự; đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Với chủ đề “Phát huy truyền thông quê hương cách mạng và sức mạnh đoàn kết các dân tộc; tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đưa tỉnh Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phái Bắc” và tinh thần "Đoàn kết-Dân chủ-Kỷ cương-Sáng tạo-Phát triển", Đại hội đã xác định cho nhiệm kỳ mới 3 khâu đột phá, 15 chỉ tiêu, 5 nhiệm vụ trọng tâm và 12 giải pháp chủ yếu.
3 khâu đột phá: (1) Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới. (2) Phát huy tiềm năng, đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. (3) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại.
15 chỉ tiêu chủ yếu: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm (tính theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 8%. (2) Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 64 triệu đồng. (3) Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 5 năm đạt 8%. (4) Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm đạt 14%. (5) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 5 năm đạt 4%. (6) Giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí của 47 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2025 có 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (30% số xã đạt nông thôn mới nâng cao, 10% số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu); có thêm ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. (7) Thu hút 2,6 triệu lượt khách du lịch. (8) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 4.000 tỷ. (9) Tỷ lệ đô thị hóa trên 27%. (10) Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học từ mức độ 2 trở lên, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học: Mầm non 53%, tiểu học 70%, trung học cơ sở 70% và trung học phổ thông 35%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 72%, trong đó có bằng, chứng chỉ 30%. (11) Trên 90% hộ gia đình đạt gia đình văn hoá; trên 80% thôn, tổ dân phố đạt thôn, tổ dân phố văn hóa; trên 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá. (12) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 20%; 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã; có 10 bác sĩ và 35 giường bệnh/10.000 dân. Phấn đấu 100% người dân có thẻ bảo hiểm y tế. (13) Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2-2,5%/năm. (14) Duy trì ổn định độ che phủ của rừng trên 65%; 99% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch; 98% dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn; 96% chất thải rắn thông thường được xử lý đạt tiêu chuẩn. (15) Hằng năm có 90% tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị; 85% đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
5 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Thu hút đầu tư, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên thực hiện các khâu đột phá. (2) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh cải cách hành chính; ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. (3) Phát triển công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, điện tử, may mặc. (4) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thị trường. (5) Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII gồm 48 đồng chí; Ban Thường vụ Tỉnh ủy 13 đồng chí. Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII.
3. Tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc thứ XIII của Đảng. Tiếp tục vận động hội viên nông dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới; xây dựng các công trình, phần việc cụ thể chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thời gian Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng, dự kiến từ ngày 25/01-02/02/2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Dự kiến có 1.590 đại biểu dự Đại hội (Đại hội XII có 1.510 đại biểu). Nội dung chính của Đại hội: đánh giá kết quả lãnh đạo và phát triển đất nước, quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội XII và mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước giai đoạn 2021-2025. Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới lần lượt bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Bí thư theo quy định tại Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng năm 2020 của Ban Chấp hành Trung ương.
4. Tuyên truyền về tổ hợp tác. Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/2019 về tổ hợp tác, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2019 và thay thế Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Theo Nghị định này, tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân, hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, có từ 2 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Đây là quy định mới so với Nghị định 151/2007/NĐ-CP (Nghị định 151 tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của từ 03 cá nhân trở lên, không có đối tượng pháp nhân).
Hoạt động: 1) Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác; 2) Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác; 3) Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; 4) Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.Tổ hợp tác có quyền: (1) Tên riêng; (2) Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; (3) Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; (4) Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan; (5) Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định, Điều 508 của Bộ luật Dân sự và pháp luật khác có liên quan; (6) Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã; (7) Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật Dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Điều kiện tham gia: (1) Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự theo quy định; (2) Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật; (3) Tự nguyện tham gia; (4) Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác; (5) Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác. Ngoài ra, tổ hợp tác bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp: Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; mục đích hợp tác đã đạt được; không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định.
5. Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện cam kết không vi phạm trật tự an toàn giao thông, gương mẫu chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; nhất là trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân năm 2021. Phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm du lịch, lễ hội. Vận động hội viên nông dân tham gia các hoạt động mừng xuân Tân Sửu đảm bảo thiết thực, vui tươi, an toàn tiết kiệm. Tích cực tham gia Phong trào“Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, phòng, chống tội phạm tại cộng đồng dân cư, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư không có tệ nạn ma tuý và tệ nạn xã hội”, “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
6. Tuyên truyền về phòng chống dịch CoVid-19. Cán bộ, hội viên, nông dân chủ động tham gia phòng, chống dịch Covid-19; không tập trung đông người khi không cần thiết; trường hợp phải tham gia sự kiện có tập trung đông người phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Mỗi cán bộ, hội viên nông dân phải tự nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của bản thân, gia đình, cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; chấp hành nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid -19, thực hiện nghiêm túc 5k (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế). Tuyên truyền về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế được quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.
7. Tuyên truyền vận động hội viên, nông dân chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Che chắn chuồng trại, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch để chế biến, dự trữ làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông; chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho vật nuôi; làm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại nhằm nâng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (GAHP); tái đàn phù hợp, xuất bán kịp thời đúng thời điểm; tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh.
8. Vận động nông dân chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm...Gieo trồng đúng cơ cấu giống, tổ chức xuống đồng đúng khung thời vụ. Chú trọng công tác phòng trừ dịch hại; các biện pháp phòng trừ tổng hợp theo hướng an toàn sinh học, thân thiện với môi trường. Hướng dẫn trồng, chăm sóc rừng đạt yêu cầu.
9. Tuyên truyền về hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ cho hội viên nông dân
Chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón ngay tại ruộng của Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam ứng dụng trong sản xuất theo hướng an toàn. Những ưu điểm vượt trội: Giảm chi phí phân bón 20-30%; thuốc bảo vệ thực vật từ 2-4 lần phun thuốc/vụ; công lao động. Tăng năng suất từ 10%-15%; nâng cao hiệu quả kinh tế từ 4-6 triệu/ha và giảm ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ. Chế phẩm vi sinh SUMITRI đã cung ứng cho trên 20 xã; các xã đã ứng dụng, sử dụng cho hiệu quả rõ rệt như: Yên Nguyên (Chiêm Hóa), Thượng Lâm (Lâm Bình), Thắng Quân (Yên Sơn),... Ngoài ra: Chế phẩm vi sinh OREMINA-Plus, Bio-POBO, Aqua-Probio-Max: dùng để phối trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm, chăn nuôi thủy sản giúp tăng hiệu suất tiêu hóa, giảm mức ô nhiễm chất bài tiết của các loại vật nuôi.
Việc cung ứng phân bón trả chậm Tiến Nông và Lâm Thao cho hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đã giúp hội viên, nông dân giảm bớt áp lực về vốn cho sản xuất, không mua phải phân giả, phân kém chất lượng, đã góp phần nâng cao năng xuất, hiệu quả, chất lượng của các loại cây trồng.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn, đăng ký quầy hàng tiện ích và mua chế phẩm sinh học liên hệ với đ/c Lê Đình Chính, điện thoại 0979.323.099./.
Ban Biên tập